Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức mà các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở Chứng từ gốc trước hết phải được phân loại, tổng hợp, lập Chứng từ ghi sổ, sau đó mới sử dụng Chứng từ ghi sổ để ghi Sổ cái các tài khoản. Bài viết dưới đây, Kế toán NewTrain sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
1. Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
– Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;
– Sổ cái các tài khoản;
– Các sổ và thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp trong các chứng từ ghi sổ theo thứ tự thời gian. Tác dụng của sổ này để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian kết hợp với kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số……
Ngày..tháng…..năm….
Trích yếu | Số hiệu tài khoản | Số tiền | Ghi chú | |
Nợ | Có | |||
Kèm theo… Chứng từ gốc.
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm…..
Chứng từ ghi sổ | Số tiền | Chứng từ ghi sổ | Số tiền | ||
Số hiệu | Ngày, tháng | Số hiệu | Ngày, tháng | ||
Cộng | – Cộng tháng
-Luỹ kế từ đầu quý |
Ngày…tháng….năm…..
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu)
SỔ CÁI
(Áp dụng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ)
Năm:………
Tên tài khoản………..
Số hiệu tài khoản……
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ ghi sổ | Diễn giải | Số hiệu TK đối ứng | Số tiền | Ghi chú | ||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
– Số dư đầu tháng
– Cộng phát sinh – Số dư cuối tháng |
x x |
Ngày..tháng…….năm…..
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
2. Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
(1) Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, tiến hành phân loại, tổng hợp để lập Chứng từ ghi sổ, Sổ Quỹ tiền mặt và Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
(2) Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian sau đó ghi vào Sổ cái các tài khoản để hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
(3) Cuối tháng căn cứ Sổ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(4) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
(5) Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh.
(6) Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ưu nhược điểm của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
– Ưu điểm: Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán.
– Nhược điểm: Ghi chép vẫn còn bị trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu thường bị chậm ảnh hưởng đến tính kịp thời của kế toán.
Hình thức này thường thích hợp với đơn vị có quy mô vừa hoặc lớn, có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản và đã áp dụng kế toán trên máy vi tính.
>>> Xem thêm: Cách tính lương theo sản phẩm
Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:
Trung tâm đào tạo NewTrain
Hotline: 098.721.8822
Fanpage: Kế Toán Newtrain – Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế
Email: daotao.newtrain@gmail.com
Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!