Hướng dẫn chi tiết cách định khoản kế toán

Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào bên Nợ, bên Có của tài khoản kế toán nào với số tiền là bao nhiêu. Với những người làm kế toán, định khoản kế toán đúng có ý nghĩa vai trò quan trọng để lên được một báo cáo tài chính đúng. Bài viết sau đây, Kế toán NewTrain sẽ hướng dẫn chi tiết cách định khoản kế toán giúp các bạn có tư duy tổng quát về định khoản kế toán.

>>> Xem thêm: Trình tự luân chuyển chứng từ trong doanh nghiệp

1. Nguyên tắc định khoản kế toán

– Xác định tài khoản ghi Nợ trước, ghi Có sau.

– Trong cùng một định khoản, tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.

– Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn nhưng không được gộp nhiều định khoản đơn thành định khoản phức tạp.

– Định khoản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 Tài khoản kế toán (1 TK ghi Nợ đối ứng với 1 TK ghi có)

– Định khoản phức tạp là định khoản Có liên quan ít nhất từ 3 tài khoản kế toán trở lên. Gồm các trường hợp sau:

+Một tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có;

+ Một tài khoản ghi có đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ;

+ Nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.

Meo dinh khoan ke toan

Hướng dẫn chi tiết cách định khoản kế toán

2. Quy trình định khoản các bước định khoản kế toán

Bước 1: Xác định trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến những đối tượng kế toán nào?

Bước 2:  Xác định đối tượng kế toán nào tăng, đối tượng kế toán nào giảm với số tiền là bao nhiêu?

Bước 3: Xác định ghi Nợ tài khoản nào, ghi Có TK nào số tiền là bao nhiêu?

Bước 4: Kiểm tra tổng số tiền ghi vào bên Nợ và tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.

3. Mối liên hệ giữa quan hệ đối ứng với định khoản kế toán

  • Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị tài sản này đồng thời làm giảm giá trị tài sản khác một lượng tương ứng.

Nợ TK TS tăng

Có TK TS giảm

Ví dụ: Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 15.000.000đ

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Tiền gửi ngân hàng và Tài khoản Tiền mặt. Cả hai tài khoản này đều phản ánh Tài sản. Theo nội dung nghiệp vụ thì Tiền gửi ngân hàng giảm 15.000.000 đ còn Tiền mặt tăng 15.000.000 đ, như vậy ta ghi như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Tiền mặt: 15.000.000

Có TK – TGNH:                    15.000.000

  • Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng nguồn vốn này, đồng thời làm giảm nguồn vốn khác một lượng tương ứng.

Nợ TK NV tăng

Có TK NV giảm

Ví dụ: Vay Ngân hàng trả nợ cho người bán: 25.000.000đ

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Vay và nợ thuê tài chính; Tài khoản Phải trả người bán. Cả hai tài khoản này đều phản ánh Nguồn vốn. Theo nội dung nghiệp vụ thì Vay và nợ thuê tài chính tăng 25.000.000 đ còn Phải trả người bán giảm 25.000.000 đ, như vậy ta ghi như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Phải trả cho người bán:                25.000.000

Có TK – Vay và nợ thuê tài chính:                                    25.000.000

  • Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn, đồng thời làm tăng giá trị tài sản một lượng tương ứng.

Nợ TK TS tăng

Có TK NV tăng

Ví dụ: Nhà nước cấp cho đơn vị một tài sản cố định hữu hình trị giá : 50.000.000đ

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Nguồn vốn kinh doanh và Tài khoản Tài sản cố định hữu hình. Theo nội dung nghiệp vụ thì giá trị tài sản cố định hữu hình tăng 50.000.000 đ đồng thời Nguồn vốn kinh doanh tăng 50.000.000 đ, như vậy ta ghi như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Tài sản cố định hữu hình:50.000.000

Có TK – Nguồn vốn KD:                                  50.000.000

  • Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn kinh doanh, đồng thời làm giảm giá trị tài sản một lượng tương ứng.

Nợ TK NV giảm

Có TK TS giảm

Ví dụ: Chuyển tiền gửi Ngân hàng nộp thuế cho ngân sách nhà nước: 35.000.000đ.

Nghiệp vụ trên liên quan đến hai tài khoản: Tài khoản Tiền gửi ngân hàng và Tài khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Theo nội dung nghiệp vụ thì Tiền gửi ngân hàng giảm 35.000.000 đ đồng thời khoản thuế phải nộp cho nhà nước giảm 35.000.000 đ

Kế toán ghi sổ như sau: (ĐVT: đồng)

Nợ TK – Thuế và các khoản phải nộp NN:35.000.000

Có TK – TGNH:                                                        35.000.000

>>>> Bài viết liên quan: Phân biệt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách định khoản kế toán, nếu các bạn có vấn đề gì còn thắc mắc vui lòng để lại thông tin liên lạc bên dưới.

Kế toán NewTrain chúc các bạn thành công!

5/5 (1 Review)
One thought on “Hướng dẫn chi tiết cách định khoản kế toán
  1. Pingback: Phân biệt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp - Đào tạo NewTrain

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo