Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo Thông tư 133 và Thông tư 200

 Thu – chi và quản lý tiền mặt là một nghiệp vụ diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp và luôn có bộ phận kế toán tiền (hay kế toán thanh toán) và thủ quỹ đảm nhận vai trò này. Vì vậy, để giúp các kế toán có một hệ thống các kiến thức đầy đủ nhất về kế toán tổng hợp tiền mặt, bài viết dưới đây sẽ đưa ra sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt cùng những thống kê và yêu cầu trong việc ghi nhận và hạch toán Tài khoản 111 theo Thông tư 200 và Thông tư 133.

Tiền mặt – công cụ quan trọng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1. Tài khoản sử dụng để hạch toán

Tài khoản hiện đang sử dụng để hạch toán là: Tài khoản 111 – tài khoản Tiền mặt phản ánh tình hình thu – chi – tồn quỹ trong doanh nghiệp.

Trong đó, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2: 

  • TK 1111 (Tiền Việt Nam)
  • TK 1112 (Ngoại tệ)
  • TK 1113 (Vàng tiền tệ).

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, tài khoản 111 chỉ có 2 tài khoản cấp 2: 

  • TK 1111 (Tiền Việt Nam)
  • TK 1112 (Ngoại tệ)

2. So sánh TK 111 theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Nếu như Thông tư 133/2016/TT-BTC được ban hành để hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì Thông tư 200/2014/TT-BTC lại hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. 

Vì vậy, việc hạch toán các tài khoản theo 2 thông tư có nhiều điểm khác biệt, cụ thể:

Tiêu chí TK 111 theo Thông tư 200 TK 111 theo Thông tư 133
Giống nhau Nguyên tắc kế toán cần tuân thủ:

  • Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ của doanh nghiệp, gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ. Điều kiện ghi nhận tài khoản 111 là phải có hành động xuất – nhập quỹ tiền mặt thực diễn ra.
  • Khi thu, chi tiền cần phải có đầy đủ phiếu thu, phiếu chi và trên các phiếu có đủ chữ ký của người có liên quan, người có thẩm quyền theo quy định chứng từ kế toán. Theo quy chế của doanh nghiệp, mà một số trường hợp cần có lệnh xuất quỹ, nhập quỹ của cấp trên chỉ đạo mới được thực hiện.
  • Kế toán tổng hợp tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc theo dõi dòng tiền khi thu – chi hàng ngày, phản ánh cụ thể thông qua sổ kế toán chi tiết tiền mặt và các sổ liên quan, là người trực tiếp lập Phiếu thu, Phiếu chi và trình duyệt cấp trên. 
  • Thủ quỹ phải phối hợp với kế toán tiền mặt để kiểm kê, đối chiếu số tồn quỹ thực tế và số tồn trên sổ sách hàng ngày, hàng tuần. Nếu phát hiện chênh lệch và sai sót thì cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý.
  • Khi phát sinh các giao dịch ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ giao dịch thực tế (ghi bên Nợ TK 1112) và tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (ghi bên Có TK 1112).

Kết cấu và nội dung phản ánh: 

  • Bên Nợ:

– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ nhập quỹ.

– Số tiền mặt, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán);

  • Bên Có:

– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ xuất quỹ.

– Số tiền mặt, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê.

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

  • Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
1. Nguyên tắc kế toán cần tuân thủ – Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ bao gồm vàng tiền tệ của doanh nghiệp.

Với những khoản thu tiền sau đó nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt) thì hạch toán vào Nợ TK 113 (Tiền đang chuyển).

– Các khoản tiền ký cược, ký quỹ cũng được quản lý và ghi nhận như các loại tài sản bằng tiền khác.

– Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng phân loại là hàng hóa hay nguyên vật liệu để bán.

– Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính, cần phải đánh giá lại số dư vàng tiền tệ.

– Không có tài khoản 1113 (Vàng tiền tệ) trong tài khoản 111.

– Không có tài khoản 113 (Tiền đang chuyển).

2. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ còn phản ánh: chênh lệch mức tăng khi đánh giá lại vàng tiền tệ tại thời điểm lên báo cáo.

Bên Có còn phản ánh: chênh lệch mức giảm khi đánh giá lại vàng tiền tệ tại thời điểm lên báo cáo.

Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam;

– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ;

– Tài khoản 1113 – Vàng tiền tệ.

– Không có yếu tố vàng tiền tệ phản ánh ở bên Nợ và bên Có.

Tài khoản 111 có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam;

– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ.

3. Quy trình kế toán thu và chi tiền mặt

Quy trình thu – chi tiền mặt là nghiệp vụ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, ta cùng đi vào tìm hiểu quy trình kế toán thu và chi tiền mặt một cách đầy đủ và rõ ràng nhất như sau:

3.1. Quy trình kế toán thu tiền mặt

Đối với quy trình kế toán thu tiền mặt, cần thực hiện đủ các công việc như sau:

  • Bước 1: Người nộp tiền làm thông báo nộp tiền chuyển cho Kế toán thanh toán;
  • Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu thu (thường gồm 3 liên) chuyển cho Kế toán trưởng;
  • Bước 3: Kế toán trưởng ký và duyệt Phiếu thu chuyển lại Kế toán thanh toán;
  • Bước 4: Kế toán thanh toán nhận lại Phiếu thu và chuyển cho Người nộp tiền;
  • Bước 5: Người nộp tiền ký Phiếu thu và nộp tiền, sau đó chuyển cho Thủ quỹ;
  • Bước 6: Thủ quỹ nhận Phiếu thu đồng thời thu tiền và vào Sổ quỹ. Sau đó, Thủ quỹ giữ liên 2 Phiếu thu, giao lại liên 3 cho Người nộp tiền và liên 1 cho Kế toán thanh toán;
  • Bước 7: Kế toán thanh toán tiến hành lưu chứng từ và vào sổ tiền mặt (TK 111).

Để hình dung quy trình thu tiền mặt một cách rõ ràng nhất, bạn đọc theo dõi sơ đồ sau:

Quy trình thu tiền mặt trong doanh nghiệp
Quy trình thu tiền mặt trong doanh nghiệp

3.2. Quy trình kế toán chi tiền mặt

Đối với quy trình kế toán chi tiền mặt, cần thực hiện đủ các công việc như sau:

  • Bước 1: Người đề nghị chi tiền làm Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng,… chuyển cho Kế toán thanh toán;
  • Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu chi (thường gồm 2 liên) nộp lên Kế toán trưởng;
  • Bước 3: Kế toán trưởng nhận Phiếu chi sau đó ký duyệt và chuyển lên Giám đốc hoặc Người được ủy quyền duyệt Phiếu chi;
  • Bước 4: Giám đốc ký duyệt Phiếu chi sau đó chuyển lại Kế toán thanh toán;
  • Bước 5: Kế toán thanh toán tiếp nhận Phiếu chi đã được duyệt giao cho Thủ quỹ;
  • Bước 6: Thủ quỹ tiến hành ký và xuất tiền cho Người đề nghị và lấy đầy đủ chữ ký bên nhận tiền;
  • Bước 7: Thủ quỹ ghi sổ quỹ (giữ lại liên 2) và chuyển liên 1 Phiếu chi cho Kế toán thanh toán để vào sổ tiền mặt (TK 111).

Lưu ý: Nếu không được duyệt chi ở bộ phận nào (Kế toán trưởng hay Giám đốc) thì cần trả về thông báo cho Người đề nghị.

Để hình dung quy trình chi tiền mặt một cách rõ ràng nhất, bạn đọc theo dõi sơ đồ sau:

Quy trình chi tiền mặt trong doanh nghiệp
Quy trình chi tiền mặt trong doanh nghiệp

4. Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo TT200 và TT133

Để giúp cho các doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát về kế toán tổng hợp tiền mặt khi làm theo Thông tư 200 hay Thông tư 133, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số sơ đồ hạch toán tiền mặt theo mỗi thông tư giúp cho các kế toán thanh toán có thể thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả nhất.

4.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo Thông tư 133

 

Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam Đồng (TK 1111) theo Thông tư 133

Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam Đồng (TK 1111) theo thông tư 133
Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam Đồng (TK 1111) theo thông tư 133
Sơ đồ hạch toán tiền Ngoại tệ (TK 1112) theo Thông tư 133
Sơ đồ hạch toán tiền Ngoại tệ (TK 1112) theo Thông tư 133

4.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo Thông tư 200

 

Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam (TK 1111) theo thông tư 200
Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam (TK 1111) theo thông tư 200
Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam (TK 1111) theo thông tư 200
Sơ đồ hạch toán tiền Việt Nam (TK 1111) theo thông tư 200
Sơ đồ hạch toán đánh giá lại Vàng tiền tệ (TK 1113) theo Thông tư 200
Sơ đồ hạch toán đánh giá lại Vàng tiền tệ (TK 1113) theo Thông tư 200

 

Trên đây là bài viết về sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt và hướng dẫn hạch toán chi tiết tài khoản tiền mặt theo Thông tư 133 và Thông tư 200.

Kế toán tổng hợp tiền mặt (hay còn gọi là kế toán thanh toán) tuy là một vị trí không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi người đảm nhận vị trí này phải thực sự cẩn thận và có kiến thức chuyên môn vững vàng về tài khoản 111 nói riêng và các loại tài khoản trong cả 2 Thông tư 200 và 133 nói chung.

Ở vai trò là một kế toán thanh toán, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến lên kế toán tổng hợp, tuy nhiên điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức tổng hợp về tất cả các nghiệp vụ và các loại tài khoản kế toán, cùng với đó là những kỹ năng cần thiết để đảm nhận vị trí cao hơn này.

Nắm được nhu cầu hiện nay, Trung tâm kế toán NewTrain được mở ra nhằm giúp đỡ các bạn trên con đường sự nghiệp đến với nghề Kế toán. Đến với NewTrain, các bạn sẽ được hệ thống lại kiến thức từ những điều cơ bản nhất đến khi thành thạo tay nghề.

Ngoài ra, tại mỗi khóa học, các học viên đều được trực tiếp thực hành trên 2-3 bộ chứng từ kế toán thực tế theo đặc thù từng doanh nghiệp, được cung cấp miễn phí phần mềm kế toán Misa có bản quyền…

Hơn nữa, với chính sách hỗ trợ trọn đời tại trung tâm kế toán NewTrain, các học viên sẽ có một người bạn sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình theo đuổi nghề kế toán, giúp đỡ và đưa bạn lên đến những vị trí cao với mức thu nhập xứng đáng.

Để biết thêm thông tin về các lớp học kế toán tổng hợp online và offline tại NewTrain các bạn vui lòng liên hệ Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:

  • Hotline: 098.721.8822
  • Email: daotao.newtrain@gmail.com

Trung tâm đào tạo NewTrain luôn đồng hành cùng các bạn trên con đường dẫn đến thành công!

0/5 (0 Reviews)

Avatar

Tốt nghiệp cử nhân khoa Kế toán – Kiểm toán Học viện Ngân hàng. Với niềm đam mê và yêu thích giảng dạy, mình thi tuyển làm giảng viên khoa Kế toán trường Kinh tế, kỹ thuật và Thủy sản và theo đuổi công việc giảng dạy gần 10 năm nay. Mình luôn trau dồi, tìm hiểu những phương pháp giảng dạy cô đọng, dễ hiểu nhất giúp học viên của mình không mất nhiều thời gian mà vẫn tích lũy được những kiến thức quan trọng.

2 thoughts on “Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo Thông tư 133 và Thông tư 200
  1. Pingback: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo Thông tư 133 và Thông tư 200 – Trung tâm đào tạo Kế toán NewTrain

  2. Pingback: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt theo Thông tư 133 và Thông tư 200 – Trung tâm đào tạo Kế toán NewTrain – Trung tâm đào tạo Kế toán NewTrain

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo